Lịch sử Kích_thước_ống_danh_định

Vào tháng 3 năm 1927, hiệp hội tiêu chuẩn Mỹ (the American Standards Association) đã thành lập một ủy ban để tiêu chuẩn hóa kích thước của ống thép rèn và ống sắt rèn. Tại thời điểm đó, chỉ có một số bề dày ống được tiêu chuẩn hóa: tiêu chuẩn khối lượng ống (standard weight STD), ống rất cứng (extra-strong XS), và ống siêu cứng (double extra-strong - XXS), được dựa vào hệ thống iron pipe size (IPS) khi đó. Tuy nhiên, ba tiêu chuẩn ống này không phù hợp cho mọi nhu cầu. Ủy ban tiêu chuẩn đã nghiên cứu nhu cầu của nền công nghiệp và đã tạo ra hệ thống chỉ số danh định để chỉ rõ độ dày thành ống; theo đó, các loại ống được chia nhỏ theo các bước nhỏ độ dày thành ống,[3] mặc dù vậy, các chỉ số IPS và NPS vẫn tương đương nhau.

Mục đích ban đầu của các con số là mỗi chỉ số danh định có thể tỷ lệ với áp lực chịu đựng. Tuy nhiên, trên thực tế, các chỉ số này đã khác nhiều so với chiều dày thành ống đến nỗi mục đích ban đầu của chỉ số danh định không thành hiện thực.[3] Cũng vào năm 1939, người ta đã hi vọng việc chọn các chỉ số STD, XS, và XXS có thể độc lập với các chỉ số danh định. Tuy nhiên, những chỉ số này vẫn được sử dụng rộng rãi đến ngày nay (mặc dù, đôi khi chúng bị gọi là ống tiêu chuẩn (standard), rất nặng (extra-heavy XH), và siêu nặng (double extra heavy XXH)).

Từ khi tên danh định được lập, đã có nhiều phiên bản và bổ sung cho bảng kích thước ống dựa trên nhu cầu sử dụng và tiêu chuẩn của Viện Dầu khí MỹAPI, ASTM, và các cơ quan khác.[3]

Thép không rỉ ngày càng được sử dụng rộng rãi giữa thế kỷ 20, đã được cho phép sử dụng với chiều dày thành ống nhỏ hơn do chúng ít bị ăn mòn. Đến năm 1949, danh mục ống nhỏ hơn đã được ban hành với bảng 5S và 10S. Chúng được dựa trên yêu cầu về áp lực đã được hiệu chỉnh tới giá trị nhỏ nhất BWG. Vì chiều dày thành ống nhỏ, các ống loại "S" không thể bị kéo theo tiêu chuẩn ASME, có thể hàn nóng.[4]